1 PC lắp được bao nhiêu ổ cứng?
- Hạ Trâm - VCO -
- Bản tin công nghệ
- 0 Bình luận
Khách hàng: Nguyễn Long, 24 tuổi: Chào Dell Ecommerce, mình muốn được tư vấn về các loại ổ cứng của DELL và 1 PC có thể lắp được bao nhiêu ổ cứng. Mình có thể tự up ổ cứng tại nhà không?
Trả lời: Chào bạn Long, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Dell Ecommerce. Dell nhận thấy bạn đang muốn biết thêm thông tin về ổ cứng trên PC và các vấn đề liên quan đến nâng cấp thiết bị này. Kỹ sư máy tính bên chúng tôi xin phép trả lời lần lượt các vấn đề của bạn như sau.
Bạn cần biết rõ vai trò của ổ cứng và các loại ổ cứng có sẵn trên thị trường
Ổ cứng là một trong những hạ tầng quyết định đến cấu hình của PC. Có tác dụng lưu trữ dữ liệu, quyết định đến tốc độ đọc ghi dữ liệu, tốc độ khởi động máy.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại ổ cứng phổ biến là SSD và HDD. Trong đó:HDD (Hard Disk Drive) là ổ đĩa vật lý. Tồn tại dưới dạng một đĩa tròn làm bằng nhôm/thủy tinh/gốm phủ từ tính. Với 2 tốc độ đọc ghi và khởi động phổ biến 5400 RPM (vòng mỗi phút) hoặc 7200 RPM. Đặc điểm của loại ổ cứng này là giá thành phù hợp với mọi phân khúc khách hàng. Nhưng độ an toàn dữ liệu, tốc độ đọc ghi hoàn toàn không thể bằng ổ SSD.
SSD (Solid State Drive) là loại ổ cứng thể rắn, các thông tin được lưu trữ trong vi mạch. Sự ra đời của SSD gần như đã giải quyết hoàn toàn các vấn đề của HDD với nhiều tính năng ưu việt. SSD cho tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh gấp 10 lần ổ HDD. Có khả năng chống sốc trước những va đập vật lý, tiêu thụ điện năng thấp và không gây ra tiếng ồn khi hoạt động. Bạn hoàn toàn yên tâm về an toàn dữ liệu vì ổ cứng SSD không xảy ra tình trạng mất dữ liệu do các lỗi về điện hay tác động bên ngoài. Với những tính năng ưu việt của mình, SSD cũng sở hữu giá thành cao hơn ổ cứng truyền thống rất nhiều.
1 PC lắp được bao nhiêu ổ cứng?
Câu trả lời nằm ở hỗ trợ trên mainboard hay bo mạch chủ là nơi liên kết tất cả các linh kiện trong máy tính. Mặc dù không ảnh hưởng đến hiệu năng của máy như các thành phần khác nhưng mainboard quyết định đến khả năng kết nối và nâng cấp của máy.
Với những khe cắm như IDE hay SATA có sẵn trên main thì 1 IDE cắm đc 2 HDD và 1 SATA đc 1 HDD. Với một số sản phẩm mới, mainboard có thể mở rộng lên tới 4 IDE và 6 SATA, nghĩa là bạn có thể nâng cấp lên tận 14 ổ cứng. Nhưng sự thật là nó không cần thiết, khi việc sử dụng quá nhiều ổ cứng không thể tối ưu thông minh PC của bạn trong khi khá tốn chi phí và nặng máy.
Bạn chỉ cần sử dụng đến 2 ổ cứng là 1 ổ SSD và 1 ổ HDD dung lượng cao, là hầu như không có một yêu cầu hay công việc nào có thể làm khó bạn. Tin tôi đi, dù bạn sử dụng 10 ổ HDD thì tốc độ và hiệu năng cũng không thể tối ưu bằng SSD. Và các máy gaming cao cấp nhất của Dell cũng chỉ trang bị đến 2 option ổ cứng mà vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu tốc độ xử lý vượt trội.
Như vậy, 1 PC lắp được bao nhiêu ổ cứng? bạn cần kiểm tra khả năng nâng cấp của bo mạch chính và lựa chọn dung lượng ổ cứng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình để tiết kiệm tối đa chi phí.
Khi nào bạn cần nâng cấp ổ cứng cho PC?
Để giảm thiểu chi phí cho người dùng và hướng đến nhu cầu của đa số, hầu hết các PC đều trang bị ổ cứng đủ dùng cho dòng máy đó. Nên nếu nhu cầu sử dụng của bạn tăng lên mà không muốn đổi PC thì nâng cấp ổ cứng là lựa chọn tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, với những PC giá rẻ, thường chỉ trang bị ổ HDD, thì bạn nên nâng cấp chúng lên SSD sau một thời gian sử dụng. Để đảm bảo an toàn dữ liệu, nâng cao tốc độ xử lý và hạn chế việc quá tải ở ổ HDD.
Với các laptop xử lý đồ họa, bạn cũng cần nâng cấp ổ cứng khi công việc xử lý của bạn trở lên quá tải với cấu hình sẵn có của máy.
Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên nhân gì thì bạn cũng cần đảm bảo các yếu tố như độ tương thích giữa các thiết bị; nhu cầu sử dụng để đảm bảo phát huy được toàn diện tính năng và tiết kiệm chi phí.
Hướng dẫn lắp thêm ổ cứng cho PC
Sau khi xác định được nhu cầu sử dụng và mua ổ cứng SSD tại các địa chỉ uy tín, bạn có thể tự nâng cấp ổ cứng theo các bước sau:
Bước 1: Tắt nguồn máy tính, tháo vỏ thùng CPU.
Bước 2: Chuẩn bị ổ cứng tương thích sau đó đưa vào vị trí trống trong giá lắp nằm trong thùng CPU. Lắp theo chiều tương tự như ổ cứng đã có sẵn trong máy.
Bước 3: cắm cáp SATA. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy vị trí vì nó đã được đánh dấu sẵn bằng chữ SATA trên bo mạch chủ. Lưu ý khi cắm phải dùng đúng đầu nối nằm ở phía bên phải.
Bước 4: Gắn dây cáp điện vào ổ cứng
Bước 5: Lắp ổ cứng vào đúng vị trí trên mainboard. Nếu trên cùng một giá lắp có sự xuất hiện của 2 ổ cứng cùng vị trí thì bạn có thể giúp các ổ cứng trượt vào đúng vị trí và giúp các dây cáp lắp vào dễ dàng bằng cách cùng tua-vit nới lỏng ổ cứng hiện tại.
Bước 6: Lắp lại vỏ máy tính và khởi động lại máy
Bước 7: Cài đặt cho máy. Nhấn Start -> Computer -> Manager
Sau khi cửa sổ quản lý mở ra bạn chọn Disk Management để được dẫn đến cửa sổ mới Initialize Disk. Đây là màn hình bao gồm các ổ đĩa và bạn phải khởi tạo ổ cứng vừa được lắp đặt bằng cách đưa thông tin vào đó. Sau đó nhấn OK
Bước 8: Phân vùng cho ổ cứng mới. Nếu không thực hiện bước này, các tệp tin của bạn sẽ không được lưu trữ trên ổ cứng mới.
Quay lại cửa sổ Computer Management, nhấn chuột phải vào ổ đĩa mới. Sau đó chọn New Simple Volume. Vậy là bạn đã hoàn thành việc phân vùng cho ổ cứng mới. Rất đơn giản đúng không?
Bước 9: Vào phần cài đặt New Simple Volume Wizard sau đó chọn Next và hệ điều hành sẽ yêu cầu bạn đặt tên cho ổ cứng mới. Như vậy, việc cài đặt thêm ổ cứng cho PC đã được hoàn thành 1 cách dễ dàng mà không phải nhờ đến bất kỳ sự trợ giúp của kỹ sư máy tính nào.
Kết luận
Dell Online tin rằng, với những chia sẻ chung về ổ cứng, 1 PC lắp được bao nhiêu ổ cứng? như trên, sẽ giúp bạn giải quyết vướng mắc của mình.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp ổ cứng, nhưng chúng tôi khuyên bạn hãy sử dụng sản phẩm dịch vụ tại những địa chỉ uy tín, phân phối chính hãng để được hỗ trợ tốt nhất và chất lượng và bảo hành.
Nếu bạn còn vấn đề gì cần giải đáp, hãy liên hệ với Dell Online để được tư vấn miễn phí và lựa chọn những sản phẩm điện tử hiện đại, chất lượng nhất. Trân trọng!
Viết bình luận